THÊM ĐỒ TIỆN ÍCH - THÊM NHỮNG CHUYẾN ĐI
Liên Hệ : 0936033078 - 02873091078

NHỮNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG THÚ VỊ TẠI HÀ GIANG

bởi Content MKT

Hà Giang chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, với vẻ đẹp mộc mạc và đơn sơ - Nơi đây còn nổi tiếng với rất nhiều lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc. Những lễ hội ở Hà Giang không có quy mô lớn nhưng lại có giá trị to lớn về văn hóa và lịch sử. Nếu có dịp tới Hà Giang thì bạn đừng bỏ lỡ những lễ hội sau đây!

Những lễ hội vùng cao như Hà Giang luôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Để có thể cảm nhận trọn vẹn bản sắc nơi đây thì tham gia các lễ hội truyền thống chính là lựa chọn sáng suốt. Có rất nhiều lễ hội diễn ra trong năm tại mảnh đất này, mới lễ hội lại có những đặc trưng và ý nghĩa vô cùng sâu sắc!

1, Lễ hội Cấp Sắc

Trong truyền thống của người Dao có một nghi lễ đặc biệt mang tên là Cấp Sắc hay Lập Tịnh. Ngày lễ này đặc biệt chỉ có ở nam giới, được bảo tồn và duy trì cho tới tận ngày nay. Theo quan niệm của người Dao thì một người chỉ có thể trở thành đàn ông nếu trải qua nghi lễ này. Người được Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi trưởng thành và được tham gia vào việc hệ trọng. Người ta cũng quan niệm rằng chỉ có trải qua nghi lễ này mới biết phải trái ở đời, khi chết mới được đoàn tụ với tổ tiên. Chính vì vậy lễ Cấp Sắc có tính giáo dục rất lớn. Lễ Cấp sắc thường tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng Giêng. 

Lễ hội Cấp Sắc

2, Lễ hội Lồng Tồng

Người dân tộc Tày có một lễ hội truyền thống được tổ chức vào đầu tháng giêng, chính là lễ hội Lồng Tồng. Lễ hội này có ý nghĩa cầu mong một năm mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, cuộc sống được no đủ. Lễ hội này có hai phần đó là phần lễ với các nghi thức khấn lễ, phần hội là những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Ngoài ra trong lễ hội còn có trò chơi đẩy gậy, thi cày ruộng để chọn ra người khỏe nhất. Tất cả được diễn ra dưới sự hào hứng và vui vẻ vô cùng.

 Lễ hội Lồng Tồng

3, Lễ hội đấu ngựa

Tại Hà Giang có một lễ hội vô cùng độc đáo đó là lễ hội đấu ngựa. Đua ngựa thì nhiều nơi có nhưng đấu ngựa chỉ có duy nhất tại xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang. Để tham gia giải đấu này, người ta lựa chọn những con tuấn mã được tuyển chọn kỹ càng. Không chỉ ở Hà Giang mà rất nhiều tỉnh thành lân cận cũng tham gia lễ hội này. Giải đấu ngựa thường niên được tổ chức tại khu du lịch sinh thái Thủy Lâm Viên. Nếu bạn yêu thích lễ hội này thì hãy nhớ tới Hà Giang vào rằm tháng giêng hoặc rằm tháng 7 hàng năm nhé!

Lễ hội đấu ngựa

4, Lễ hội Cầu Trăng

Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, lễ hội cầu Trăng của đồng bào Tày được tổ chức ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc tâm linh với ý nghĩa đón mẹ trăng và các nàng tiên về vui Tết Trung Thu. Qua lễ hội này, người dân sẽ cầu mẹ Trăng ban phước lành, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống bình an và may mắn. Khi đến lễ hội cầu Trăng, bạn sẽ được nghe những làn điệu dân ca, chơi các trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực truyền thống hấp dẫn của dân tộc Tày như: Cơm lam, rau rừng, mắm thịt lợn, mắm cá chép, trám muối, xôi ngũ sắc, măng chua…

Lễ hội cầu Trăng 

5, Chợ tình Khâu Vai

Chợ tình Khâu Vai tổ chức mỗi năm một lần vào 27/3 (âm lịch). Khi tới đây bạn sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt, tưng bừng giữa núi rừng hùng vĩ. Bạn sẽ được lắng nghe những tiếng đàn môi gọi bạn, những tiếng khèn Mông, những lời hát đối đáp, tỏ tình của các chàng trai, cô gái… Chợ tình Khâu Vai là nơi hội tụ của những trai gái tìm bạn tình, những đôi lứa yêu nhau và cả những người yêu nhau mà không lấy được nhau. Trước đây người đến chợ chủ yếu là người có tình duyên trắc trở, yêu nhau nhưng không lấy được nhau.  Có thể 2 vợ chồng cùng đến chợ nhưng chồng sẽ đi gặp người yêu cũ, vợ đi tìm người tình cũ mà không có sự ghen tuông. Từ năm 1991 thì không chỉ người có tình duyên trắc trở mà những đôi nam nữ yêu nhau cũng đến đây du xuân, những trai gái độc thân cũng đến đây để tìm bạn tình. 

Chợ tình Khâu Vai

6, Tết của người Lô Lô

Tết của người Lô Lô mộc mạc nhưng đầy sức sống. Từ 28 - 29 tháng Chạp, mọi nhà đều dọn nhà cửa sạch sẽ, và đưa rác trong nhà ra ngã ba, ngã tư đổ bỏ để tống khứ những rủi ro, chuẩn bị đón tài lộc trong năm mới. Chiều 30 Tết, người Lô Lô tổ chức bữa cơm sum họp với tất cả các thành viên trong gia đình. Chiều 30 Tết được gọi là ngày "niêm phong". Tất cả mọi thứ từ cuốc, xẻng, dao, rựa, cây cối quanh nhà... đều được dán giấy quét màu vàng hay bạc để chúng được "nghỉ Tết". Con người không được chạm vào hay di chuyển chúng đi nơi khác. Đêm đón giao thừa là nhộn nhịp nhất, cả bản đều thức bên bếp lửa  với nồi bánh chưng. Thanh niên, thiếu nữ thì đi xin lộc bằng cách  "trộm" vài cành củi, ngọn rau, cành ngô khô về nhà. Theo phong tục, người Lô Lô sẽ đón giao thừa từ lúc có tiếng gà gáy đầu tiên trong bản. 

Tết của người Lô Lô

7, Lễ hội Gầu Tào

Gầu Tào là lễ hội quan trọng nhất của người Mông diễn ra từ ngày mùng 1 đến Rằm tháng Giêng. Lễ hội được tổ chức ba năm liền thì mỗi năm thời gian kéo dài 3 ngày. Nếu ba năm mới tổ chức một lần thì sẽ tổ chức liền trong 9 ngày. Gầu Tào là lễ hội lớn và rất đông người tham gia để tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản một cuộc sống ấm no. Cũng tại lễ hội này, mọi người sẽ vui chơi, hát giao duyên, múa khè và uống những chén rượu đầu xuân…

Lễ hội Gầu Tào

Trên đây là những lễ hội văn hóa và tín ngưỡng đặc trưng ở Hà Giang. Để hiểu hơn về văn hóa của các tỉnh vùng Tây Bắc, bạn hãy tới những lễ hội này. Đừng quên thưởng thức ẩm thực và mua các món đặc sản về Nam quà cho gia đình và bạn bè nhé!

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Thêm Đồ Tiện Ích - Thêm Những Chuyến Đi

Balo du lịch đa năng (có ngăn laptop 15.6 Inch) ROAMWISE Traval NewMulti - D999

590.000₫690.000₫

Balo Mẹ Bé BIG-SIZE Bag ( 3 ngăn sữa ) FAMOKI - D590

590.000₫

Balo Mẹ Bé MINI-SIZE Bag (2 ngăn sữa ) FAMOKI - D390

390.000₫490.000₫

Balo du lịch đa năng Size lớn ( Có ngăn laptop 17 Inch) ROAMWISE Traval NewMulti Plus - D777

690.000₫790.000₫
LÊN ĐẦU TRANG