Không có sản phẩm trong giỏ hàng
Suốt nhiều thế kỷ qua, những công trình kiến trúc cung đình ở Huế vẫn tồn tại và hiện diện trong đời sống. Không chỉ phản ánh những dấu ấn lịch sử, những công trình này còn thu hút rất nhiều du khách tới ghé thăm hàng năm. Nếu có dịp về Huế thì bạn nhất định đừng bỏ qua những công trình kiến trúc cung đình dưới đây!
Công trình kiến trúc cung đình Huế mang diện mạo và được đúc kết thẩm mỹ xuyên suốt bề dày lịch sử. Những di tích còn sót lại phản ánh nét đẹp văn hóa từ thời Lý, Trần tới thời Lê, Nguyễn. Kiến trúc cung đình khu kinh thành Huế ngày xưa được thiết kế vô cùng đồ sộ và kiên cố. Kinh thành Huế nằm gần sông Hương, phía xa có núi Ngự Bình che chắn. Bên phải có cồn Dã Viên, bên trái có cồn Hến. Bên trong những kiến trúc Cung Đình Huế được sử dụng các chất liệu gỗ, sơn son thiếp vàng. Bên ngoài sử dụng đá hoặc Khảm sành sứ hoặc đắp nổi trên nền vôi vữa. Chính vì sự kiện Cô ấy mà cho tới ngày nay tại Huế vẫn tồn tại rất nhiều công trình kiến trúc cung đình mang giá trị văn hóa và lịch sử.
Ngọ Môn chính là cửa chính của Hoàng thành ở phía Nam kinh thành Huế. Ngọ Môn là 1 tổng thể kiến trúc phức tạp, nguy nga, đồ sộ. Nếu nhìn từ xa thì nơi này trông như một tòa lâu đài vô cùng tráng lệ. Tuy nhiên lại vẫn gần gũi và hài hòa với thiên nhiên. Hệ thống bậc cấp được xây dựng từ nền đất, sử dụng những phiến đá dài nằm lộ thiên dẫn lên lầu Ngũ Phụng.
Đứng từ trên Lầu Ngũ Phụng, bạn có thể quan sát toàn cảnh Hoàng thành và bờ sông Hương. Khi ở đây bạn sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái và dễ chịu. Toàn cảnh Kinh thành Huế cũ được bao quát trong tầm mắt giữa một không gian vô cùng khoáng đạt. Nếu tới Huế thì bạn đừng quên tới khám phá nơi này nhé!
Điện Thái Hòa thuộc khu vực Đại Nội Huế, đây là nơi mà các vua triều Nguyễn đăng quang. Điện Thái Hòa chính là trung tâm của kinh thành Huế, trung tâm đất nước, đồng thời là biểu trưng cho quyền lực của Hoàng triều. Điện Thái Hòa cùng sân chầu chính là địa điểm mà các buổi triều được diễn ra.
Điện Thái Hòa được xây dựng theo lối kiến trúc trùng thiềm điệp ốc. Mái điện sử dụng ngói hoàng lưu ly, mái chồng diêm. Dải cổ diêm được chia ra làm nhiều ô hộc. Bên trên những tấm pháp lam có trang trí hình vẽ và thơ văn theo lối nhất thi nhất họa. Đặc biệt ở đây còn lưu giữ ngai vàng của các vua triều Nguyễn.
Duyệt Thị Đường là một nhà hát dành riêng cho vua, hoàng thân quốc thích và các quan đại thần. Xưa kia tại nơi đây thường diễn những vở tuồng cổ và rất nhiều nét đẹp văn hóa khác. Duyệt Thị Đường hiện đã được khôi phục và biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế để phục vụ khách du lịch. Để có thể trải nghiệm nét đẹp văn hóa triều Nguyễn thì bạn nhất định phải tới đây để thưởng thức nhã nhạc cung đình.
Kỳ đài thuộc pháo đài Nam Chánh, đây là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ đài được xây dựng với kiến trúc lớn bao gồm đài cờ và cột cờ. Đài được xây bằng gạch thành 3 tầng như 3 hình tháp cụt được xếp chồng lên nhau. Kỳ Đài không chỉ là trung tâm Thành phố Huế mà còn là biểu tượng của mảnh đất Cố đô. Nếu tới kinh thành Huế bạn đừng quên ghé thăm nơi này và ghi lại những bức ảnh làm kỷ niệm.
Phố cổ Bao Vinh là cái tên không quá quen thuộc với các du khách khi đặt chân tới Huế. Đây là khu thương mại sầm uất nhất ở kinh thành Huế lẫn đàng trong ở giữa thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Phố cổ Bao Vinh trước đây có 39 ngôi nhà với tuổi từ 150 đến 200 năm nhưng đến nay chỉ còn 15 ngôi nhà nằm rải rác. Tuy nhiên những di tích này đã đủ để khiến du khách tò mò và có cảm giác khắc khoải về một lịch sử đã qua. Những chủ nhân của ngôi nhà cổ vô cùng thân thiện và hiếu khách. Bạn hoàn toàn có thể vào tham quan những ngôi nhà ấy trong sự tôn trọng và lịch sự. Tới đây bạn sẽ được nghe rất nhiều câu chuyện kể hấp dẫn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phong cách kiến trúc Huế thời xưa.
Thật may mắn khi những công trình Cung Đình Huế có thể tồn tại cho tới bây giờ. Không chỉ những kiến trúc cổ mà nhã nhạc cung đình Huế đã trở thành di sản thế giới. Khi đến với Huế ta không chỉ cảm nhận vẻ đẹp mộng mơ mà còn được chìm đắm vào màu sắc của một lịch sử hào hùng. Là con dân của đất nước Việt Nam, bạn hãy ghé thăm những công trình Cung Đình Huế này nếu có cơ hội. Đừng quên ghi lại những bức ảnh thật đẹp để làm kỷ niệm bạn nhé! Chúc các bạn có một trải nghiệm khó có thể quên!