Không có sản phẩm trong giỏ hàng
Nếu như bạn đã từng ngạc nhiên trước phong tục bó chân của người Trung Quốc thời xưa thì khi tới Myanmar, bạn sẽ càng tò mò khi thấy những người phụ nữ cổ dài ở bộ tộc Kayan. Người Kayan vẫn duy trì phong tục đeo rất nhiều chiếc vòng lớn quanh cổ. Phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với người Kayan. đồng thời làm giàu thêm nét đẹp văn hóa của đất nước Myanmar.
Bộ tộc Kayan được đông đảo khách du lịch khắp nơi trên thế giới ghé thăm. Bất kể ai đến đây cũng cảm thấy tò mò và ấn tượng bởi những người phụ nữ cổ dài Kayan. Từng nhóm khách nối đuôi nhau, xuôi dòng trên chiếc thuyền tới làng Kayan. Ngay khi bước lên bờ, ta đã có thể bắt gặp những người phụ nữ Kayan với những chiếc cổ đeo kín vòng. Họ mặc trang phục truyền thống, đầu quấn khăn đủ màu rực rỡ và đang ngồi dệt vải. Những bé gái nhỏ tuổi trên cổ đeo một vài chiếc vòng nhưng những người lớn tuổi lại càng có nhiều vòng trên cổ hơn.
Người Kayan thuộc tộc người Karenni, có nguồn gốc từ Tây Tạng. Họ tập trung sống ở vùng biên giới Myanmar với Thái Lan. Phụ nữ Kayan có cách làm đẹp truyền thống vô cùng đặc biệt. Từ nhỏ họ đã đeo những chiếc vòng để làm cổ dài ra. Theo quan niệm của người Kayan thì phụ nữ có cổ càng dài sẽ càng đẹp. Một người phụ nữ Kayan có thể đeo 25 chiếc vòng cổ. Số lượng vòng trên cổ cũng ám chỉ sự giàu có của gia đình.
Từ khi lên 5 tuổi, các bé gái bắt đầu đeo những chiếc vòng cổ bằng đồng. Theo thời gian, những chiếc vòng xếp chồng lên nhau ngày càng nhiều. Cổ của họ trông cũng dài ra. Tuy nhiên thực chất không phải xương cổ của họ dài ra mà do những chiếc vòng gây áp lực khiến vùng xương đòn, vai và ngực họ nhỏ lại. Đó là lý do tại sao hầu hết phụ nữ Kayan đều có vấn đề xương khớp vùng cổ. Với trọng lượng vòng có thể lên đến 10kg, việc họ bị đau đớn, nhức mỏi là điều không tránh khỏi.
Phong tục đeo vòng cổ của phụ nữ Kayan được lý giải với rất nhiều kiểu. Có người cho rằng việc đeo vòng cổ sẽ giúp phân biệt phụ nữ Kayan với bộ lạc khác. Việc đeo vòng cổ cũng giúp tránh bị buôn bán qua biên giới. Một cách giải thích khác lý giải theo thói quen và truyền thống. Bởi vì phụ nữ trong nhà ai cũng đeo vòng cổ nên những bé gái cũng được đeo vòng từ nhỏ. Ngoài ra cũng có truyền thuyết kể rằng, có một trưởng tộc mơ thấy một cảnh báo rằng: Khi con ông chào đời vào ngày thứ 4 sẽ có một con tấn công dân làng, nó sẽ cắn vào cổ họ nên bộ lạc quyết định cho trẻ đeo vòng quanh cổ từ ngày thứ tư sau khi ra đời.
Có lẽ truyền thuyết ấy chính là lý do chính khiến người Kayan tin và duy trì việc đeo vòng cho đến ngày nay. Theo các nhà nghiên cứu thì phong tục này đã có từ thế kỷ 11, tới nay phong tục này đã hơn 1000 năm tuổi. Những người phụ nữ Kayan sẽ đeo vòng cổ đến lúc qua đời. Nếu phản bội chồng thì họ ễ bị tháo vòng cổ, chịu tủi nhục và bị cộng đồng xa lánh.
Những chiếc vòng bằng đồng nặng được đeo lên cổ từ khi còn bé đến khi trưởng thành. Càng lớn tuổi thì số lượng vòng trên cổ cũng tăng lên. Thông thường, phụ nữ Kayan 20 tuổi đã có ít nhất 23 chiếc vòng trên cổ. Đã từng có một người phụ nữ Kyan đeo tới 37 chiếc vòng. Mặc dù ảnh hưởng sức khỏe nhưng phụ nữ Kayan không muốn bỏ những chiếc vòng này. Một phần là do họ đeo từ nhỏ nên nó đã thành một phần không thể thiếu trên cơ thể. Nếu gỡ bỏ họ sẽ thấy khó chịu và cảm giác như đang trần chuồng. Mặt khác do đeo lâu nên làn da của họ bị thâm tím và đổi màu, nếu tháo vòng da sẽ rất xấu. Cũng vì những lý do này mà giờ đây chúng ta vẫn có thể ngắm nhìn những người phụ nữ Kayan với phong tục độc lạ này.
Quả thật mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có những bản sắc độc đáo riêng. Dưới sự thay đổi chóng mặt của thế giới, thật hiếm hoi khi những phong tục độc đáo từ nhiều thế kỉ trước vẫn còn tồn tại đến bây giờ. Nếu bạn đang có ý định đi du lịch Myanmar thì đừng quên ghé thăm làng cổ dài Kayan. Để đi du lịch Myanmar với giá ưu đãi cùng dịch vụ trọn gói, hãy liên hệ ngay với Đồ Tiện Ích theo địa chỉ:
ĐỒ TIỆN ÍCH
Cung cấp các dịch vụ: Đặt vé máy bay, dịch vụ làm visa hộ chiếu, tour lữ hành quốc tế - nội địa, teambuilding, tổ chức tour tự chọn cho nhóm từ 5+ người.
Liên hệ: 0901255226
Hotline: 1800 6387 (miễn phí)