THÊM ĐỒ TIỆN ÍCH - THÊM NHỮNG CHUYẾN ĐI
Liên Hệ : 0936033078 - 02873091078

DỌN NHÀ THẢNH THƠI NHƯ MARIE KONDO

bởi Nghĩa Hoàng

Người Nhật có một câu ngạn ngữ: “Một căn phòng bừa bộn cũng như thể một tâm trí rối ren”. Môi trường sống không chỉ là sự hiện diện vật lý cho những nhu cầu của bạn mà còn là sự phản ánh mức độ bình ổn của tâm trí, của khả năng sắp xếp cuộc sống hài hòa và lành mạnh. Khi không gian sống thay đổi trở nên sạch đẹp hơn, cuộc sống của bạn cũng sẽ được biến chuyển theo hướng tích cực.

Người khởi nguồn của trào lưu dọn dẹp nhà cửa theo phong cách tối giản - Marie Kondo - chỉ ra những bí kíp dọn dẹp và những lỗi thường gặp phải của những người dọn nhà, giúp chúng ta tránh được cảnh chán chường mỗi khi dọn nhà xong vài tuần sau lại bừa bộn như cũ.

  1. Đừng dọn nhà theo từng phòng, hãy dọn theo nhóm đồ đạc

    Dọn theo từng phòng gần như là cách dọn phổ thông nhất của mỗi người, hôm nay dọn phòng ngủ, ngày mai dọn nhà bếp... nhưng cũng là cách dễ thất bại nhất

    Trong dọn dẹp bạn hãy tưởng tượng có 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là làm cho ngôi nhà trở nên gọn gàng khoa học. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn trang trí cho ngôi nhà đẹp mắt hơn. Giai đoạn thứ nhất dọn theo từng loại đồ đạc, giai đoạn thứ hai dọn theo từng phòng. Trong giai đoạn thứ hai bạn có thể nghĩ là phòng bếp mình hợp với phong cách nào, nhà mình sẽ có phòng khách theo kiểu nào…để bài trí theo. Nhưng trong giai đoạn thứ nhất, để căn nhà gọn gàng triệt để, nhất thiết bạn phải dọn theo từng loại đồ đạc. Ví dụ như tuần này dọn dẹp toàn bộ quần áo trong nhà, tuần sau dọn dẹp toàn bộ sách vở…

    Có hai lý do để bạn dọn dẹp theo nhóm đồ đạc. Lý do đầu tiên là bạn sẽ nắm được số lượng đồ đạc bạn đang có. Có thể bạn chưa từng biết được mình sở hữu bao nhiêu món đồ. Tính cả những đồ lớn nhỏ, đông hè, một người bình thường có thể sở hữu tới vài trăm món đồ. Cả gia đình thành ra cả ngàn món. Gom lại hết để chọn ra những món giữ lại, chia tay với những món không còn dùng đến nữa.

    Lý do thứ hai, đồ đạc không cố định, bạn sẽ mang nó đi chỗ này chỗ kia trong nhà. Nếu bạn không gom lại hết, quy định nơi định-cư cho tất cả những món mình có, sẽ có nhiều món đồ vô-gia-cư phải đi ở ké nhà của món đồ khác hoặc lang thang trong nhà. Mà thường thì những món đồ cùng nhóm thường được gom lại gần nhau, nên những món vô-gia-cư sẽ kéo tới ở ké nhà của những món đồ các bạn đã dọn gọn gàng, khiến cho trạng thái gọn gàng mất đi nhanh chóng.


  2. Giữ cái gì, bỏ cái gì?

    Khi dọn nhà có hai sai lầm hay mắc phải trong việc lựa chọn đồ đạc.
    Sai lầm đầu tiên là tập trung vào món đồ cần bỏ đi. Có khái niệm được đặt tên là Nỗi-sợ-mất-mát (Loss aversion) như sau: Con người thường có xu hướng rất sợ mất mát, điều này dẫn đến tâm lý tiêu cực khi đối diện với việc mất đồ. 

    Thay vì tập trung vào đồ bỏ đi, chúng ta nên tập trung vào các món đồ giữ lại - những món đồ sẽ cùng bạn mỗi ngày trong cuộc sống mà bạn mơ ước. Marie Kondo có một khái niệm rất hay là spark joy - khơi dậy niềm vui. Khi chạm vào một món đồ, nó có khơi lên niềm vui trong bạn? Đã bao lâu rồi bạn chưa mặc đến nó? 

    "Cuộc đời của một vật còn có ích gì
    khi cứ chôn chân mãi trong tủ quần áo hàng năm trời.
    chi bằng ta để chúng ra đi,
    đến tay những người sẽ cho chúng một cuộc sống có ích hơn"

  3. Thứ tự dọn dẹp các món đồ
    Bắt đầu dọn dẹp từ những món đồ kỉ niệm là cách nhanh nhất để thất bại trong việc dọn nhà, bởi vì đồ kỉ niệm rất khó dọn. Hãy bắt đầu từ những thứ đơn giản hơn, dễ bỏ đi hơn để nắm được nguyên tắc dọn dẹp. 
    1. Quần áo
    2. Sách vở
    3. Hồ sơ
    4. Đồ kỉ niệm
    5. Đồ linh tinh

  4. Quy định vị trí cụ thể cho từng món đồ
    Ngôi nhà của bạn sau khi dọn dẹp có bừa bộn lại không? Có chứ. Cuộc sống là chuyển động. Cũng có lúc cỗ bàn, sinh nhật. Cũng có lúc ốm mệt mà không thể duy trì gọn gàng. Nhưng việc quy định vị trí cụ thể cho từng món đồ sẽ giúp bạn dọn dẹp rất nhanh và không cần suy nghĩ.

    Một áp lực vô hình trong việc dọn nhà là không biết món đồ này để đâu, món kia cất chỗ nào? Cả nhà hỏi mẹ món này cất đâu, mẹ thì đang rối với bao thứ khác. Quy định cụ thể vị trí cho một món đồ sẽ giúp chồng con bạn giúp bạn dọn dẹp được. Một em bé khoảng 3 tuổi đã có thể nhớ rất nhiều vị trí đồ đạc trong nhà để giúp mẹ cất vào đúng nơi quy định.

    Lưu ý rằng quy định vị trí cần rõ ràng để ai cũng hiểu được. Phương pháp quy định vị trí tuyệt vời nhất là Dán nhãn. Bạn ghi ra cụ thể món nào ở đâu. dán vào đúng vị trí đó. Ghi càng cụ thể càng tốt.

    Mặc dù quy định vị trí cố định rồi nhưng một thời gian bạn lại thấy bạn không thể cất đúng vào vị trí đó, đây là lúc bạn nên cập nhật vị trí cố định mới cho món đồ. Nếu một món đồ luôn thường xuyên nằm sai chỗ, có lẽ vị trí quy định ban đầu của nó không nằm trên "Đường chuyển động" của việc sử dụng. 

Nội dung được biên tập lại từ website herjournals.com

 

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Thêm Đồ Tiện Ích - Thêm Những Chuyến Đi

Balo du lịch đa năng (có ngăn laptop 15.6 Inch) ROAMWISE Traval NewMulti - D999

550.000₫690.000₫

Balo Mẹ Bé BIG-SIZE Bag ( 3 ngăn sữa ) FAMOKI - D590

550.000₫690.000₫

Vali MISS GRAND 2023 - DEGREE LOVELY VL077 - Màu Xanh Navy

1.250.000₫

Vali MISS GRAND 2023 - DEGREE LOVELY VL077 - Màu Xanh Két

1.250.000₫

Vali MISS GRAND 2023 - DEGREE LOVELY VL077 - Màu Xám

1.250.000₫
LÊN ĐẦU TRANG