Không có sản phẩm trong giỏ hàng
Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, đặc sản Bắc Kạn còn là thứ níu chân du khách. Một chuyến đi sẽ vô cùng hoàn hảo nếu sau buổi tham quan ta có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của người đồng bào dân tộc.
Hãy cùng Shop Đồ Tiện Ích điểm qua những đặc sản Bắc Kạn mà bạn không thể bỏ lỡ nếu có dịp đến đây du lịch nhé!
Đây là món ăn của dân tộc Nùng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày nay, khâu nhục đã trở thành món ăn truyền thống của người dân tộc Tày - Nùng, thường được thêm vào thực đơn trong những dịp lễ Tết, đám cưới hay những dịp có chuyện vui.
Đây là một trong những đặc sản Bắc Kạn được chế biến vô cùng công phu với nguyên liệu là thịt lợn và khoai môn Bắc Kạn. Thịt lợn chọn loại ba chỉ, trước khi nấu sẽ luộc sơ và dùng tăm chọc bì để tẩm ướp gia vị. Sau đó, đem miếng thịt này đi quay cho vàng bì, đồng thời khoai cũng rán vàng.
Tất cả các nguyên liệu này sẽ được xếp vào bếp xen kẽ với nhau cùng với nấm hương và mộc nhĩ đã xào chín. Cuối cùng đem hấp cách thủy trong vòng 5 tiếng khiến miếng thịt mềm tan và béo ngậy tạo ra món đặc sản Bắc Kạn hấp dẫn mọi du khách - khâu nhục.
Tôm chua là món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền, tuy nhiên tôm chua ở Khang Ninh, Ba Bể lại có hương vị đặc biệt hơn cả, trở thành một trong những đặc sản Bắc Kạn không thể bỏ lỡ khi đến đây du lịch.
Ở Ba Bể, tôm chua thường được ăn với thịt chân giò hoặc thịt ba chỉ kèm khế chua, chuối xanh, lá đinh lăng… Giữa núi rừng Tây Bắc mà nhấm nháp tôm chua với rượu ngô thì quả là ngon khó tả.
Nếu bạn dừng chân ở bản Pác Ngòi, hãy thử ăn một bữa cơm của người dân tộc bên bếp lửa. Ở đây, bạn sẽ được thưởng thức hương vị của món tép hồ muối chua. Ngoài tôm thì các loại cá nhỏ nếu không ăn hết cũng được người dân muối vào lọ ăn dần. Nếu đến Bắc Kạn, bạn đừng quên thưởng thức món ngon này và mua một ít về làm quà cho gia đình nhé!
Nhắc đến đặc sản Bắc Kạn còn có một món nghe tên đã khiến nhiều người muốn được thưởng thức ngay, đó là món lợn sữa quay.
Lợn sữa sau khi được cạo sạch lông, mổ moi sẽ được nhồi vào bên trong rất nhiều nguyên liệu như: mắc mật, hồi, thảo quả, quế… rồi đem nướng trên than hồng. Khi quay, cần lấy khăn nhúng nước lau phần da lợn để không bị cháy. Khi lợn chín thì sử dụng que xăm để mỡ và nước bên trong chảy ra.
Đĩa thịt lợn sữa quay vàng ruộm, thơm lừng, ngọt ngậy, đậm đà sẽ khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi về độ ngon nức tiếng của đặc sản Bắc Kạn.
Xôi đăm đeng là đặc sản Bắc Kạn có hương vị vô cùng độc đáo, hình dạng cũng rất lạ mắt.
Xôi đăm đeng được nấu từ gạo nếp nương với rất nhiều màu sắc khác nhau. Màu xôi được tạo thành bởi các loại cây cỏ như: lá cẩm, lá nếp, gấc… Xôi đăm đeng có mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, hạt xôi bóng đẹp mà không ướt. Khi xôi nguội vẫn mềm dẻo và thơm ngon.
Món ngon này thường ăn kèm với muối vừng hoặc ruốc. Theo quan niệm của người dân nơi đây, ăn xôi đăm đeng sẽ mang lại nhiều may mắn.
Bên cạnh tôm chua Ba Bể, cá nướng Ba Bể cũng là một đặc sản Bắc Kạn vô cùng hấp dẫn, thu hút nhiều thực khách.
Cá nướng Ba Bể là những con cá nhỏ bằng ngón tay và được nướng trên than củi thơm lừng. Cá tươi sau khi được làm sạch sẽ kẹp vào thanh tre nhỏ, phơi nắng cho teo lại rồi mới nướng chín. Đặc biệt cá ở hồ Ba Bể không có mùi tanh như các nơi khác, thịt ngọt, xương mềm ăn rất bắt miệng.
Món đặc sản Bắc Kạn này càng ngon khi vừa ăn vừa uống rượu ngô và ngắm cảnh hồ Ba Bể đẹp như tranh vẽ.
Đặc sản Bắc Kạn ngoài những món ăn mặn thì còn có các loại bánh với những cái tên rất độc đáo.
Vào lễ hội Lồng Tồng ở Bắc Kạn, có một món bánh được rất nhiều người yêu thích đó là bánh khẩu thuy. Đây là loại bánh được làm ra với mục đích đầu tiên là dâng cúng tổ tiên và thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, sau đó dùng để tiếp đãi khách.
Vào dịp tháng chạp, bà con dân tộc Tày sẽ chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh này, đây là loại bánh thuộc top "đệ nhất" chế biến cầu kỳ. Ban đầu là đun bèo tây lên lấy nước, lấy cây vông đốt lên lấy tro và sử dụng hỗn hợp này để làm nước ngâm gạo nếp. Sau đó, khoai sọ được đổ lên cùng gạo nếp với chút rượu. Cuối cùng, tẩm đường bằng mật mía ở lớp ngoài cùng của bánh.
Tại hội Lồng Tồng, món đặc sản này được bày bán rất nhiều để du khách thập phương thưởng thức.
Không chỉ là đặc sản Bắc Kạn, bánh pẻng phạ còn nằm trong top 100 món ăn đặc sản Việt Nam. Món bánh này có vị trí cao như vậy chính là nhờ những câu chuyện và tín ngưỡng gắn liền với nó.
Ngoại hình của bánh không có gì nổi bật, chỉ là những viên bánh tròn nhỏ có màu hơi nâu. Tuy nhiên, trong chiếc bánh nhỏ hay chứa rất nhiều nguyên liệu và hương vị đặc trưng truyền thống của vùng núi cao. Đó là vị cay nồng của rượu, vị chát của chè mạn, vị ngọt của đường, vị bùi của bột nếp… Bánh pẻng phạ có mùi vị thơm ngon nên từ người già tới trẻ nhỏ đều yêu thích món bánh này.
Bánh coóc mò là loại bánh gần gũi và bình dị của người dân Bắc Kạn. Đây được coi là đặc sản Bắc Kạn và được bày bán thường xuyên tại các phiên chợ.
Theo người dân nơi đây, bánh coóc mò thường làm vào những dịp thôi nôi để cầu mong em bé sau này lớn lên có cuộc sống ấm no, nghe lời bố mẹ. Để làm món bánh này người ta phải chọn loại gạo nếp ngon nhất và gói bằng lá chuối. Loại bánh này không có nhân nhưng vì cách chế biến vô cùng cầu kỳ mà dẻo và thơm đến lạ.
Ở Bắc Kạn vào dịp từ tháng 3 tới tháng 5 âm lịch là mùa trứng kiến sinh sôi. Chứng kiến không chỉ sử dụng để rang mà còn dùng để làm bánh. Một trong những loại bánh đặc sản Bắc Kạn có cái tên thu hút du khách nhất chính là bánh trứng kiến.
Bánh trứng kiến hay còn gọi là bánh “pẻng khày mật”, là món ăn truyền thống độc đáo của người Tày. Món bánh này sử dụng trứng kiến làm nhân, vỏ bánh được làm từ bột nếp nương và lá vả non. Để nhân ngon hơn thì người ta còn cho thêm thịt lợn băm và lá kiệu thái nhỏ. Bánh đem hấp cách thủy khoảng 45 phút là chín.
Với lớp vỏ mềm dẻo, thơm lừng mùi nếp nương và hương lá vả đặc trưng, hoà quyện cùng phần nhân được làm từ thịt lợn bản và trứng kiến non đã tạo nên một đặc sản Bắc Kạn hấp dẫn du khách gần xa.
Bánh ngải là cũng là một trong những đặc sản Bắc Kạn có hương vị độc đáo. Bánh ngải là tên gọi tắt vì bánh được làm từ ngải cứu.
Để làm bánh ngải người ta sử dụng gạo nếp nương và lá ngải tươi xanh. Lá ngải trước khi sử dụng sẽ được khử mùi hăng để bánh không bị đắng. Để khử vị thì lá ngải sẽ được đun trong nước tro nứa trong vòng 3 giờ. Vân lá và cuống lá được loại bỏ, phần lá sẽ được vắt kiệt nước. Gạo nếp được ngâm 6 giờ và đồ chín, giã nát cùng lá ngải. Nhân bánh làm từ đường phên và vừng đen rang chín thật vừa vị để bánh thanh mát và ngọt dịu tự nhiên.
Đặc sản Bắc Kạn không chỉ là những món ăn ngon mà còn chứa đựng rất nhiều nét đẹp văn hóa, phong tục và tín ngưỡng của người đồng bào. Để tạo ra những món ăn này, người dân nơi đây đã phải bỏ ra rất nhiều công sức và tri thức dân gian.
Nếu có dịp tới Bắc Kạn thì ngoài việc chiêm ngưỡng phong cảnh, bạn hãy dành thời gian thưởng thức hết những đặc sản Bắc Kạn hấp dẫn này nhé!
Liên hệ ngay Shop Đồ Tiện Ích để mua cho mình một chiếc vali du lịch đồng hành cùng bạn trong chuyến khám phá miền non nước hữu tình Bắc Kạn sắp tới!
Thông Tin Liên Hệ
Showroom Phú Nhuận: 21 Hoa Hồng, P.2 , Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0936033078 - 02873091078